Những giá trị NFTs đắt nhất đã được giao dịch. Sao bạn không tự tạo và bán NFT của riêng mình?

được đăng trong blockchain, nft | 2

Năm 2021 có lẽ là năm sẽ chứng kiến sự bùng nổ không thể cưỡng lại của NFT. Chỉ trong vòng một tháng đầu năm 2021, và đã có rất nhiều NFT được rao bán thành công với mức khá khiến chính chủ nhân không thể ngờ. Và ngay cả báo chí cũng không ngừng đưa tin, khiến cho thị trường NFT ngày càng sôi động hơn.

Tổng quan về bối cảnh thị trường NFT

Điểm lại vài cột mốc quá khứ. Trong năm 2020, vốn hóa thị trường NFT đã tăng đến con số 338 triệu đô. Xét riêng con số này đã là một bước nhảy vọt so với năm 2019, tăng trưởng tới 400%. Lúc này truyền thông chỉ mới bắt đầu xuất hiện một vài bài viết về NFT. Và các sản phẩm sổ chủ yếu là tác phẩm nghệ thuật số, vật phẩm trong game…Nhưng đây chỉ mới là bình minh của sự bùng nổ thực sự.

Nếu bạn chưa cảm thấy thuyết phục. Thì danh sách các ví dụ sau đây sẽ làm bằng chứng:

  • Trong tháng đầu năm, lượng giao dịch trên Rarible (một chợ NFT) đã tăng đến 270%. Với khối lượng hơn 30 triệu đô la.
  • Còn trên Axie Marketplace, khối lượng giao dịch đã tăng gần 200%. Đạt đến khối lượng giao dịch 5 triệu đô la.
  • Trong đó, phải kể đến chợ NFT OpenSea, với lượng người dùng mới tăng hơn 213%, và khối lượng giao dịch đạt đến hơn 108 triệu đô (tăng 36%).

Chỉ trong một tháng mà thị trường NFT quả thật rất sôi động. Nhưng nếu bạn so sánh sự sôi động đó với quy mô của cả thị trường Crypto thì dường như mọi thứ chỉ mới bắt đầu. Những câu chuyện bán NFT giá cao chót vót thành công sau đây có thể là động lực cho bạn.

Những nhân tố mới xuất hiện: WAX đang xâm chiếm thị trường

Hầu hết sự các giao dịch NFT đều được thực hiện trên chuỗi khối ETH. Nhưng sau này, các giao thức khác dần xuất hiện và xâm chiếm thị trường. Trong số đó, phải kể đến những cái tên như là: WAX, Waves, EOS và FLOW.

WAX hiện đang thu hút vì phí thấp, và là như một giải pháp nhằm thay thế ETH. WAX (viết tắt của Worldwide Asset eXchange) được phát triển bởi AtomicMarket – một công ty chuyên tổng hợp các thị trường NFT để chia sẻ thanh khoản. Hiện tại, WAX đang được phát triển đặc biệt như một giao thức blockchain phi tập trung để giao dịch/hoán đổi các tài sản trong ngành công nghiệp giải trí và trò chơi điện tử.

Token WAX (WAXP) thậm chí vượt xa ETH về mức độ tăng trưởng trong tháng đầu năm 2021.

WAX tự PR mình là “THE KING OF NFTs”.

Cơ chế của WAX hơi phức tạp để người mới hiểu được. WAX bao gồm trong nó 3 loại token: WAXP, WAXE và WAXG. Trong đó WAXG như là một token chính (Governance token), còn WAXE token tiện tích thương tích với Ethereum. Và WAXP thì đóng vai trò như cầu nối để chuyển đổi thành WAXE cho mục đích staking. Cơ chế nhiêu khê này có thể gây khó khăn cho người mới tìm hiểu.

Với ví MetaMask hay tại bất kỳ sàn phi tập trung nào như Uniswap. Người dùng cũng có thể dễ dàng swap ETH lấy WAX để tham gia vào một trong sáu chợ NFT được WAX hỗ trợ.

Giải mã sự tăng trưởng của NFT

NFT xuất hiện một cách kỳ lạ đối với công chúng.

NFT xuất hiện một cách khá kỳ lạ đối với công chúng. Nhưng đối với những ai hiểu về tiền mã hóa thì NFT xuất hiện là điều tất yếu.

Nếu DeFi (tài chính phi tập trung) là cách mà tiền điện tử nâng cấp hoạt động của ngân hàng truyền thống, để cho ra các hình thức vay và cho vay không cần đến bên thứ ba. Thì NFT (token độc nhất) lại là cách tiền điện tử nâng cấp phương thức xác nhận quyền sở hữu mà không cần đến trung gian nào.

Bản thân NFT là một token ERC-721. Nó được chủ nhân tạo ra gán với một vật phẩm số (như là tác phẩm nghệ thuật số, âm nhạc, video, hoạt ảnh, tài sản trò chơi….). Giá trị cốt lõi của nó nằm ở chỗ được công nghệ blockchain đảm bảo nó không thể làm giả. Toàn bộ hoạt động lịch sử giao dịch liên quan đến token này đều có thể được theo dõi và xác minh.

Ví dụ: Bạn vẽ được một bức tranh số. Nhưng ai đó đã có được nó và nói rằng bức tranh đó là của họ. Bạn sẽ thiệt thòi và tốn kém pháp lý để chứng minh là của mình. Nhưng nếu bạn vẽ một bức tranh số và biến nó thành NFT, thì chẳng ai cướp trắng quyền sở hữu của bạn như vậy được trừ khi bạn muốn bán bức tranh độc nhất đó dưới dạng NFT.

Như bạn thấy trên Google Trend, sự quan tâm đến NFT trên toàn thế giới đã tăng vọt kể từ tháng 2/2021. Ngày càng người ta càng quan tâm và coi trọng tài sản kỹ thuật số hơn. Từ sách điện tử, trò chơi, âm nhạc…và họ đều muốn xác nhận tài sản đó là “của mình” và “độc nhất”. Thế nên, có thể dự đoán thị trường NFT sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa.

Danh sách hơn 10 NFT sau đây đã được bán với giá không thể ngờ. Và bạn sẽ thấy tính đầu cơ cực cao của dạng tài sản này. Cũng giống như tác phẩm nghệ thuật truyền thống, danh tiếng của người tạo ra NFT là yếu tố then chốt quyết định giá trị của chúng.

TOP 11 NFT đã được bán với giá “trên trời”

Trong thị trường NFT, bạn có thể niêm yết các tác phẩm của mình theo ba cách. Thứ nhất là bộ sưu tập, thứ hai là một tác phẩm duy nhất, thứ ba là nhiều bản sao. Do đó, trong bài này khi nói đến bộ sưu tập nghĩa là chúng tôi muốn nói đến một “gói” nhiều NFT được giao dịch.

Lưu ý: Thứ hạng trong bài viết dựa trên giá ETH hiện hành

1. Beeple Collections – 69,346,250 đô la

Được giao dịch tại chợ NFT: Nifty Gateway

Người tạo: Mike Winkelmann, hay còn gọi là nghệ sĩ Beeple, một nhà thiết kế đồ họa/nghệ sĩ CGI tại Charleston, Nam Carolina. Anh chàng nghệ sĩ này cũng được biết đến với style có phần thô tục bất kể trên nền tảng mạng xã hội nào.

Điểm hấp dẫn: Như bạn có thể thấy từ video trong tweet của Beeple. Đây là tập hợp 21 tác phẩm theo chủ đề khoa học viễn tưởng. Beeple trước đây cũng đã từng làm việc trong các tập đoàn lớn như: SpaceX, Coca-Cola, Apple, Samsung và những công ty khác.

Điều thú vị nữa là. Ngoài những tác phẩm nghệ thuật chủ đề khoa học như trên. Một video dưới dạng NFT động có tên CROSSROAD . NFT động (dynamic NFT) nghĩa là nó sẽ chuyển đổi vĩnh viễn sang một trạng thái khác tùy thuộc vào Trump thắng hay thua trong cuộc bầu cử tổng thống. Và nó đã được bán với 3,602.482 ETH trên Nifty Gateway.

Có một vài lý do khách quan dẫn đến sự thành công của Beeple. Thứ nhất Beeple được biết đến nhiều trên mạng xã hội với những tác phẩm nghệ thuật #EVERYDAYS. Trên hết, là những quan điểm chính trị chống chống Trump của Beeple thu hút được nhiều người. Điều đó khiến anh có đến 230 nghìn follow. Những yếu tố trên cộng lại cùng với tài năng của Beeple. Có lẽ sẽ giải thích vì sao bộ sưu tập của anh ta bán chạy như vậy.

giá trị nft đắt nhất

EVERYDAYS: THE FIRST 5000 DAYS: Christies

Chưa hết, hãy nhìn tác phẩm “EVERYDAYS: THE FIRST 5000 DAYS” trên đây. Nó đã được bán với giá kỷ lục 69 triệu đô bởi nhà đấu giá danh tiếng Christie’s vào ngày 11 tháng 3 năm 2021. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự kiện một nhà đấu giá truyền thống đầu tiên bán một NFT.

2. CryptoPunk #7804 – 7.5 triệu đô (4,200 ETH)

CryptoPunk 7804

Được giao dịch tại chợ NFT: Larva Labs

Người tạo: Chính Larva Labs. Đây là chợ NFT có trụ sở tại New York. Do các kỹ sư phần mềm là Matt Hall và John Watkinson tạo ra.

Điểm hấp dẫn: Nếu bạn thuộc thế hệ 7x, 8x, thì nhìn vào những nhân vật CryptoPunks sẽ nhận ra nó là hiện thân của những trò chơi máy tính những năm 1980. Nó quá đơn giản. Thế nên, để có thể tạo ra bộ sưu tập hơn 10,000 CryptoPunks khác nhau. Thì cũng cần có một trình độ nghệ thuật và kỹ năng cao.

Ngoài đặc điểm phân biệt về giới tính nam hay nữ, các CryptoPunks có nhiều chủng loài. Như là người, người ngoài hành tinh, vượn, thậm chí cả thây ma.

Trong số những CryptoPunks này, thì CryptoPunks #7804 lại có giá cực kỳ cao. Hơn 7 triệu đô la. Một phần có thể vì thân phận ngoài hành tinh của nó. Trong bộ sưu tập 10,000 con, thì chỉ có 9 con là ngoài hành tinh như thế. Tính khan hiếm đã khiến nó trở nên quý giá.

3. Dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey – 2.5 triệu đô la

giá trị nft đắt nhất

Dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey

Được giao dịch tại chợ NFT: Valuables BY CENT

Người tạo: Jack Dorsey – người không quá xa lạ với cộng đồng tiền điện tử. Jack là người sáng lập và CEO của mạng xã hội Twitter – một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Đồng thời cũng là ông chủ của Square – một bộ xử lý thanh toán cạnh thanh với Paypal.

Điểm hấp dẫn: Người trả giá dòng dòng tweet lên đến 2.5 triệu đô là Sina Estavi, CEO của Bridge Oracle, một doanh nhân công nghệ chịu chơi. Nó chỉ đơn giản là dòng tweet đầu tiên của người sáng lập nền tảng Twitter.

Vì thế, nên nó mang giá trị lịch sử nhiều hơn là bản thân công nghệ. Nó sẽ được mãi mãi lưu trữ trên blockchain cho thế hệ tương lai. Nhưng giờ nó đã được nắm độc quyền bởi người đặt giá cao nhất. Nếu để ý lịch sử đấu giá, bạn sẽ thấy Justin Sun (Founder của TRON) đã cố gắng đặt giá cao hơn, nhưng cuối cùng Sina Estavi đã chiến thắng.

4. Bộ sưu tập “Rick and Morty” – 2.3 triệu đô (1,300 ETH)

giá trị nft đắt nhất

The Smintons của Justin Roiland được bán trên Nifty Gateway

Được giao dịch tại chợ NFT: Nifty Gateway

Người tạo: Justin Roiland – là tác giả của loạt phim hoạt hình dành cho người lớn khá nổi tiếng. Rick and Morty.

Điểm hấp dẫn: “Rick and Morty” không là gì để so sánh với các tác phẩm từ công nghệ CGI được tạo bởi Beeple. Nhưng không vì thế mà coi thường “Rick and Morty”. Chính điều này cũng cho bạn thấy, kỹ năng là quan trọng nhưng quan trọng hơn là tính độc đáo. Vì thế mà bộ sưu tập “Smintons” bán rất chạy, nó là bản nhại của phim hoạt hình nổi tiếng Simpsons. Chỉ có những ai theo dõi “Rick and Morty” mới hiểu được những sắc thái biểu cảm trong tác phẩm này.

Một điểm hay khác nữa tác phẩm này. Đó là một phần khoản tiền thu được đã được dùng với mục đích tốt. Là giúp đỡ những người vô gia cư ở Los Angeles. Ngoài dạng NFT, một số tác phẩm cùng chủ đề cũng được bán dưới dạng bản sao vật lý có chữ ký.

5. “Mảnh đất” trên Axie Infinity – 1.6 triệu đô (888.5 ETH)

giá trị nft đắt nhất

Land (vùng đất) trên trò chơi Axie Infinity

Được giao dịch tại chợ NFT: Axie Marketplace

Người tạo: Một game studio tên là Sky Mavis. Đây là Studio sáng tạo trò chơi trên nền tảng blockchain khá nổi tiếng. Cụ thể là game Axie Infinity.

Điểm hấp dẫn: Cách chơi game trên blockchain độc đáo ở chỗ, có thể tận dụng token của nhiều giao thức khác nhau. Và hơn hết, token đó lại có khả năng chuyển hóa thành tiền thật. Axie Infinity được phát triển theo lối đó. Họ xây dựng các trò chơi như một thế giới đặc trưng với đồ họa và lối chơi riêng.

Người chơi chủ yếu quan tâm đến việc xây dựng một vương quốc trong game có tên là Lunacia. Và quản lý những sinh vật sống trong đó. Tất nhiên, nếu bạn là vua muốn có được vương quốc của mình, bạn phải mua đất. Nhu cầu này đã tạo ra “tiền thật”. Hãy xem trường hợp của @Its_Falcon_Time đã bỏ 1.5 triệu đô để mua “đất” trong game.

Có lẽ bạn sẽ nghĩ, với số tiền khổng lồ đó, người ta có thể mua được nhiều mảnh đất và cả một biệt thự sang trọng ngoài thế giới thực. Chắc chắn rồi, hẳn người mua phải là người khá “chịu chơi” và “dư dả”.

Tuy nhiên, @Its_Falcon_Time đã đăng cả một đống tweet dài để lý giải lý do vì sao anh ấy chi 1.5 triệu đô để mua đất ảo. Anh ấy coi đây như một khoản đầu tư lâu dài, dựa trên sự phổ biến ngày càng tăng của trò chơi. Bạn có thể đăng ký và chơi thử, biết đâu được!

6. CryptoPunk #6965 – 1.44 triệu đô (800 ETH)

giá trị nft đắt nhất

CryptoPunk 6965

Được giao dịch tại chợ NFT: Larva Labs

Người tạo: như đã nói. Chính là Larva Labs tại New York, được thành lập bởi 2 kỹ sư phần mềm Matt Hall và John Watkinson.

Điểm hấp dẫn: Vấn đề nằm ở tính khan hiếm. Giống như Bitcoin vậy, Bitcoin ngày càng trở nên khan hiếm vì nó chỉ giới hạn nguồn cung 21 triệu trong khi nhu cầu lại tăng cao. Điều này cũng đúng với CryptoPunks. Chỉ có 10,000 CryptoPunks mà thôi. Dù rằng đây chỉ là những nhân vật ảo dưới dạng pixel. Nhưng nhà sản xuất đã đem lại sự công nhận giá trị cho nó và tạo cho nó tính khan hiếm. Đó là công thức thành công của CryptoPunks.

Ngoài ra, những NFT cũng có một phần giá trị lich sử. Đó là những NFT đầu tiên được phát hành trên chuỗi khối Ethereum vào năm 2017. NFT trên đây đã được bán với giá 800 ETH vào ngày 19 tháng 2 vừa qua. Tuy nhiên, hiện tại giá của nó đã tăng gấp đôi. Nếu được bán thành công có thể nó sẽ là NFT đơn lẻ được bán với giá cao nhất.

7. CryptoPunk #4156 – 1.17 triệu đô (650 ETH)

giá trị nft đắt nhất

CryptoPunk 4156

Được giao dịch tại chợ NFT: Larva Labs

Người tạo: Vẫn là Larva Labs.

Điểm hấp dẫn: Lại là một CryptoPunk khác trong bộ sưu tập 10,000 CryptoPunks. Nhân vật này thuộc loài vượn.

8. CryptoPunk # 2890 – 1.09 triệu đô (605 ETH)

giá trị nft đắt nhất

CryptoPunk 2890

Được giao dịch tại chợ NFT: Larva Labs

Người tạo: Vẫn là Larva Labs.

Điểm hấp dẫn: Tiếp tục là một CryptoPunk khác trong bộ sưu tập 10,000 CryptoPunks.

9. Dragon CryptoKitty – 1.08 triệu đô (600 ETH)

giá trị nft đắt nhất

Dragon từ CryptoKitties

Được giao dịch tại chợ NFT: CryptoKitties

Người tạo: Dapper Labs – một công ty phát triển công nghệ blockchain ở Canada.

Điểm hấp dẫn: CryptoKitty là một trò chơi nền tảng blockchain khác. Nó khá nổi tiếng vì đã từng làm nghẽ mạng lưới ETH khiến ETH phải xem lại nền tảng công nghệ của mình. Trong trò chơi này, người chơi sẽ thu thập những con mèo ảo và nhân giống nó. Nhằm tạo ra những con mới có ngoại hình và đặc điểm độc đáo. Toàn bộ dựa trên thuật toán phức tạp.

Sự thành công của CryptoKitty không phải bắt đầu từ khi NFT được truyền thông nhắc đến. Mà có thể xem CryptoKitty như là một ngòi nổ để mọi người chú ý hơn đến NFT.

10. CryptoPunk #6487 – 991,500 đô la (550 ETH)

giá trị nft đắt nhất

CryptoPunk 6487

Một CryptoPunk khác nhưng có giá bán thấp hơn những cái trước. Là “phụ nữ”. Thị trường NFT quả thực rất điên rồ đúng không. Nếu không hiểu bản chất, thì nhìn vào những vật phẩm này, người ta sẽ chẳng hiểu gì ngoài một trò ngớ ngẩn!!!

11. Hashmask #9939 – 747,797 đô la (420 ETH)

giá trị nft đắt nhất

Hashmask #9939

Được giao dịch tại chợ NFT: OpeanSea

Người tạo: Suum Cuique Labs – một công ty có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ, do John Doe đứng đầu. (John Doe là một bút danh nhằm để giấu tên).

Điểm hấp dẫn: Hãy nhìn bức tranh trên và nói cảm nhận của bạn. Một mặt nạ dường như lo lắng, phong cách vẽ pha trộn sự trừu tượng và có hơi hướng “bộ lạc”. Nó hẳn là một phong cách vẽ độc đáo. Như CryptoPunks, đây là một sưu tập của cộng đồng gồm 70 nghệ sĩ trên khắp Châu Âu. Bộ sưu tập này nhiều hơn CryptoPunks, với 16,000 hashmasks khác biệt và cùng phong cách như trên.

Mặc dù là sản phẩm của nhiều nghệ sĩ khác nhau. Nhưng tất cả đều lấy cảm hứng từ tác phẩm của Jean-Michel Basquiat đến từ New York.

Mỗi hashmask này có một token riêng của nó. Những người mua sẽ tìm thấy các thông điệp và câu đố ẩn rải rác trong bộ sưu tập này. Điều này góp phần tạo nên sự thú vị cho người sở hữu.

Vẫn còn nhiều cơ hội khác cho bạn…

Chúng ta không thể kết thúc danh sác các NFT đắt đỏ nhất trong thị trường NFT mà không nhắc đến Nycan Cat huyền thoại của Chris Torres.

Nycat đã được bán với giá 300 ETH. Đây như một ví dụ kinh điển việc văn hóa đại chúng kết hợp các meme cùng với một bài hát Nhật Bản. Chris đã bán nó trong vòng một ngày trên nền tảng Foundation sau khi làm lại ảnh GIF từ video trên youtube năm 2011. Gần đây, trường hợp tương tự là mẫu xe F1 Delta Time được bán với giá 415,5 ETH.

Có một vài kết luận đáng lưu ý như sau:

  • Hiện tượng NFT gần như chỉ dành riêng cho thế hệ trẻ. Những người sinh ra và lớn lên trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Văn hóa của họ gắn liền với những tài sản “ảo” (nhưng không hề ảo). Thế nên sẽ khó hiểu với người của thế hệ trước. Việc thế hệ trẻ công nhận giá trị của những tài sản ảo này, khiến cho NFT trở thành thứ cần thiết để chứng minh quyền sở hữu. Đồng thời, nếu đánh giá nó từ góc nhìn của thế giới thực sẽ rất khó chấp nhận. Thế nên, bạn phải cởi mở hơn về tiêu chuẩn giá trị thì mới hiểu được nó.
  • Ngoài ra, phải công nhận tài sản NFT này mang tính đầu cơ cao. Đang bị đánh giá cao về giá trị. Nhưng về lâu dài, NFTs vẫn sẽ được công nhận và phát triển.

Nếu bạn nắm bắt được xu hướng này. Hãy ghi lại những ý tưởng và tạo NFT cho nó. Và chờ thời cơ để nó trở nên độc nhất và được săn đón. Còn nếu bạn tham gia đầu cơ, đừng vung tiền nhiều hơn mức ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Thị trường NFT sẽ vẫn còn đó, và tạo nhiều cơ hội cho bạn.