Nội Dung Chính
Hybrid App hay còn gọi là “Ứng dụng lai”, là các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động, giống như bất kỳ ứng dụng nào khác. Điều khác biệt là chúng có các yếu tố từ ứng dụng gốc, ứng dụng được phát triển cho một nền tảng cụ thể như iOS hoặc Android để thiết kế app. Hybrid App được triển khai trong một ứng dụng gốc sử dụng WebView di động. Khi ứng dụng được sử dụng, đối tượng này sẽ hiển thị nội dung web nhờ sử dụng các công nghệ web (CSS, JavaScript, HTML, HTML5).
Trên thực tế, nó hiển thị các trang web từ một trang web máy tính phù hợp với màn hình WebView. Nội dung web có thể được hiển thị ngay khi ứng dụng được mở hoặc chỉ dành cho một số phần nhất định của ứng dụng thuộc kênh mua hàng.
Để truy cập các tính năng phần cứng của thiết bị (gia tốc kế, camera, danh bạ,…) nơi ứng dụng gốc được cài đặt, có thể bao gồm các yếu tố gốc của giao diện người dùng của mỗi nền tảng (iOS, Android) thì: mã gốc sẽ được sử dụng để truy cập vào các tính năng cụ thể để tạo ra trải nghiệm người dùng liền mạch. Hybrid App cũng có thể dựa vào các nền tảng cung cấp API JavaScript nếu các chức năng đó có trong WebView.
Ưu và nhược điểm của ứng dụng thiết kế app Hybrid Applications
Ưu điểm
Hybrid là ứng dụng thiết kế app sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Hybrid là ứng dụng chỉ cần viết một lần nhưng có thể chạy ở nhiều nơi giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
- Ứng dụng này có thể dễ dàng đưa lên Play store hay App store để người dùng có thể dễ dàng tải về sử dụng.
- Hybrid App có thể làm được nhiều chức năng mà Native App không thể làm được.
- Hybrid có trình duyệt nhúng riêng bên trong có các ứng dụng.
- Hybrid có thể tận dụng được nhiều tính năng có sẵn trong thiết bị điện thoại di động.
- Hybrid App giúp những nhà phát triển web có thể sử dụng một trong số các kỹ năng AngularJs, CSS, HTML để tạo ra các ứng dụng mobile mà không cần phải biết về Objective – C hay Java.
- Việc phát triển Hybrid App dễ dàng hơn so với các ứng dụng khác.
- Việc bảo trì Hybrid App rất đơn giản và nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.
Nhược điểm
Hybrid có vài nhược điểm như:
-
Giao diện người dùng hạn chế: Các ứng dụng lai có thiết kế không mang lại cảm giác tự nhiên. Giao diện người dùng vì thế không phải là liền mạch. Khả năng cũng bị hạn chế do thực tế là WebView được sử dụng và điều này không cho phép khai thác tiềm năng đầy đủ của các thiết bị (yếu tố 3D là một ví dụ).
-
Khó khăn hoặc không thể khai thác đầy đủ năng lực của nền tảng. Mỗi nền tảng, iOS hoặc Android, có các khả năng riêng biệt có thể khai thác. Một sự kết hợp của các plugin và mã cụ thể của nền tảng sẽ được sử dụng để đạt được điều này trên một thiết kế app. Điều này làm phức tạp thêm dự án phát triển ứng dụng.
-
Hiệu suất chậm hơn và có sự chuyển đổi giữa các trang.
-
Phụ thuộc vào tốc độ của trình duyệt.
-
Trải nghiệm người dùng (UX) có thể giảm nếu giao diện người dùng (UI) không giống với và được thiết kế đủ cho những trình duyệt mà người dùng đang sử dụng.
Nên sử dụng Hybrid App hay không?
Hybrid App có nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít nhược điểm. Vì vậy, việc cân nhắc sử dụng nền tảng Hybrid App hay không sẽ phải tùy thuộc vào mong muốn của bạn. Trước khi lựa chọn, bạn nên làm rõ các câu hỏi dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp.
- Bạn có muốn phân phối lên các cửa hàng ứng dụng hay không?
- Bạn muốn tiết kiệm tối ưu chi phí hay muốn tối đa các tính năng?
- Khả năng kỹ năng của đội ngũ phát triển App
Một vài dịch vụ của chúng tôi :
- Dịch vụ thiết kế app Mevivu
- Dịch vụ thiết kế app giá rẻ Mevivu
- Dịch vụ thiết kế app thương mại điện tử Mevivu
- Dịch vụ thiết kế app bán hàng Mevivu