Nội Dung Chính
Angular là gì? Giới thiệu toàn tập về Angular
Angular là gì?
Angular là một JavaScript framework dùng để viết giao diện web (Front-end). Đây là một sản phẩm được viết bởi Misko Hevery và một người bạn của anh là Adam Abrons. Sau đó, chính thức “ra mắt” vào 20/10/2010. Hiện tại, sản phẩm này đang được Google duy trì.
Hiểu đơn giản, Angular là một khung làm việc của JavaScript MVC phía máy khách (client) nhằm phát triển ứng dụng web động.
AngularJS là từ dùng để nói về Angular 1 (ra đời năm 2009), được viết bằng JavaScript. Angular là từ gọi chung cho Angular 2 trở lên (ra đời năm 2016), được viết bằng TypeScript – phiên bản nâng cao của JavaScript.
Tại sao nên thiết kế app với Angular?
Công thức cấu thành Angular có thể hiểu đơn giản như sau:
Angular Application = Component + Component + Component … + services
Trong đó: Component = Template + Class + Metadata
- Component bao gồm một mẫu HTML render ra một “frame” giao diện người dùng.
- Class code những gì liên kết với view. Những thuộc tính, những phần tử dữ liệu có sẵn để phục vụ cho các view và các phương thức thực hiện những hành động cho view sẽ được ghi đầy đủ trong class.
- Đồng thời, component cũng có metadata. Nhiệm vụ của chúng là cung cấp thêm những thông tin của component cho Angular. Metadata này để xác định Class là một Angular component.
Thiết kế app sử dụng Angular, người dùng được gì?
- Ứng dụng được giảm tối đa kích thước và tăng tối đa hiệu suất.
- HTML linh hoạt hơn.
- Code HTML mạnh mẽ hơn với những đặc trưng như IF , FOR, LOCAL VARIABLES, …
- Dễ dàng hiển thị các field từ data model của website và theo dõi những thay đổi, cập nhật lại từ người dùng nhờ binding data.
- Xây dựng và tái sử dụng nội dung nhờ vào những khối module độc lập.
- Nhanh chóng giải quyết các bài toán logic nhờ back- end service hỗ trợ giao tiếp.
Những tính năng nổi bật của Angular đối với thiết kế app
Cơ chế Two-Way Data Binding
Đây là tính năng được developer đánh giá là ấn tượng nhất của Angular. Data binding tự động, tức thời. Bất cứ thay đổi nào trên view, dù là nhỏ nhất, cũng đều được tự động cập nhật thuộc tính “model” vào component class và ngược lại.
Thêm vào đó, Angular cũng hỗ trợ property binding. Developer có thể ràng buộc thuộc tính HTML với thuộc tính của component class, data sẽ tự động xuất hiện bên trong view thông qua việc điều khiển DOM.
Hỗ trợ cơ chế Routing (điều hướng) mạnh mẽ
Angular có cơ chế routing tải trang một cách bất đồng bộ trên cùng một trang cho phép chúng ta tạo SPA.
Đa số các ứng dụng Web không chỉ có 1 view hay một page duy nhất, mà sẽ cung cấp nhiều view khác nhau tương ứng với với các chức năng chính. Ví dụ: các trang liên hệ, giới thiệu chung, nội dung, báo giá, … trong một website. Hiển thị đúng view vào đúng thời điểm là mục đích của điều hướng (routing).
Mở rộng HTML
Nhờ Angular, developer có thể sử dụng cấu trúc lập trình giống như điều kiện IF, vòng lặp FOR, những biến địa phương “local variables”, …để render các control.
Thiết kế module hoá
Angular tiếp cận theo hướng thiết kế module hoá. Người dùng phải tạo các Angular Module để tổ chức tốt hơn và quản lý source code.
Hỗ trợ làm việc với hệ thống Backend
Hỗ trợ làm việc với backend server, thực thi bất cứ logic nào và nhận dữ liệu về – Angular được xây dựng như thế!
Cộng đồng hỗ trợ rộng lớn
- Nhiều tài liệu phong phú, đa dạng từ cơ bản đến nâng cao các API của Angular, cũng như có hẳn một Tutorial Basic được xây dựng nên bởi Angular team.
- Mã nguồn mở.
- Được Google hỗ trợ, liên tục cập nhật