Nội Dung Chính
Angular là gì?Có nên thiết kế app Angular hay không?
Angular là gì? chắc hẳn đang là câu hỏi khiến không ít lập trình viên băn khoăn vì chưa tìm được đáp án. Để có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Angular cũng như tính năng và đặc trưng cơ bản của nó. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thiết kế app giá rẻ ? Hãy cùng Mevivu tìm câu trả lời cho bài viết này .
Javascript là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Và khi bàn về ngôn ngữ này thì không thể không kể đến Angular – một JavaScript framework liên quan đến giao diện web. Vậy Angular là gì?
Angular là gì?
Angular là một JavaScript framework dùng để viết giao diện web (Front-end). Đây là một sản phẩm được viết bởi Misko Hevery và một người bạn của anh là Adam Abrons. Sau đó, chính thức “ra mắt” vào 20/10/2010. Hiện tại, sản phẩm này đang được Google duy trì.
Hiểu đơn giản, Angular là một khung làm việc của JavaScript MVC phía máy khách (client) nhằm phát triển ứng dụng web động.
Angular được thay đổi rất nhiều từ AngularJS. Angular đã thiết kế lại từ đầu nên có nhiều khái niệm đã thay đổi từ AngularJS. Kiến trúc của Angular và AngularJS hoàn toàn khác nhau.
Hiện tại AngularJS cũng không còn được Google hỗ trợ nâng cấp nữa.
Các phiên bản của Angular
- 14/09/2016: Angular 2 – Phiên bản ban đầu của Angular
- 23/03/2017: Angular 4 – Version 4: giảm thiểu code được tạo ra, giảm xuống 60% kích thước tệp được đóng gói, đẩy nhanh quá trình phát triển ứng dụng.
- 11/11/2017: Angular 5 – Version 5: sử dụng HTTPClient thay HTTP, công cụ build optimizer được tích hợp sẵn vào trong CLI, …
- 03/05/2018: Angular 6 – Phiên bản 6: Cập nhật CLI, giao diện dòng lệnh, Nhiều Trình xác thực,…
- 18/10/2018: Angular 7 – Version 7: ScrollingModule scroll load dữ liệu, dùng Drag and Drop, cập nhật RxJS 6.3, …
- 25/08/2019: Angular 8 – Phiên bản 8: Cải tiến quy trình làm việc CLI, Nhập động cho các tuyến lười….
- 06/02/2020: Angular 9.0: di chuyển tất cả các ứng dụng để sử dụng trình biên dịch Ivy và thời gian chạy theo mặc định, dùng TypeScript 3.6 và 3.7
- 25/03/2020: Góc 9.1
- 08/04/2020: Angular 10 – Phiên bản Beta
Yêu cầu
Angular yêu cầu hiểu biết về JavaScript, HTML và CSS. Nó cũng cần kiến thức về OOP. Còn hiểu biết về AngularJS thì không cần. Bạn sẽ sử dụng TypeScript để code và nếu bạn có kiến thức về C# hoặc Java thì cũng dễ học hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của thiết kế app giá rẻ Angular
Ưu điểm nổi bật
- AngularJS được đánh giá là giải pháp dành cho các Single Page Application làm việc dễ dàng.
- Code Front end thường rất thân thiện nhờ khả năng Binding data lên trên các nền tảng HTML để có thể tạo ra mọi thao tác rất tuyệt.
- Bạn có thể dễ dàng Unit test
- Có thể tái sử dụng component dễ dàng hơn
- Hỗ trợ cho các lập trình viên có thể viết code được ít hơn với nhiều chức năng hơn.
- Bạn có thể chạy AngularJS trên nhiều loại trình duyệt khác nhau lẫn PC hoặc mobile.
Nhược điểm
- Không an toàn: Thông thường, bản chất của AngularJS là một trong những các Front End, mà front end này thường vốn không thể bảo mật bằng Back End. Chính vì vậy, khi sử dụng API thì bạn cần xây dựng cho một hệ thống kiểm tra dữ liệu sao cho việc trả về được tốt nhất.
- Với một số trình duyệt sở hữu tính năng Disable Javascript nên có nghĩa là website sẽ không hoàn toàn có thể sử dụng được dựa trên những trình duyệt đó nữa.
Sử dụng Angular sẽ làm được gì?
Sau khi hiểu rõ định nghĩa Angular là gì thì dưới đây là những điều bạn có thể áp dụng Angular để có thể dần làm quen với chúng.
- CRUD Web Apps: đây là một trong những tính năng mà chính người sử dụng Angular ưu tiên sử dụng nhiều nhất.
- Mobile Apps: Lập trình viên có thể sử dụng Angular kết hợp cùng Phonegap để tạo ra một loại Mobile App bạn có thể tạo một Mobile Web App.
- Hoạt ảnh CSS3.
- Chrome Extensions: Đây là cách đơn giản nhất giúp lập trình viên tạo ra Chrome Extension lả việc sử dụng Yeoman- một Chrome Extension Generator.
- Ứng dụng JS có thể kiểm tra.
- Ứng dụng được hỗ trợ bởi Firebase.
Hy vọng rằng, với thông tin phía trên thì bạn đọc đã biết được Angular là gì cũng như nắm rõ tính năng, ưu điểm nhược điểm và lịch sử hình thành của nó. Khi hiểu rõ hơn về Angular thì bạn sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với các Framework độc đáo khác. Chúc bạn sớm thành công!